Theo Hiệp hội này, việc các dự án BĐS khi đã được chấp thuận về quy hoạch của Chính phủ, bộ ngành và địa phương là phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội rồi nên việc đòi hỏi phù hợp về quy hoạch điện lực là không cần thiết, phát sinh vấn đề giải quyết.

Hiệp hội Bất động sản Tp HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi các Bộ ngành và địa phương đề nghị bỏ quy định các chủ đầu tư dự án bất động sản (BĐS) xây dựng phải phù hợp với quy hoạch của ngành điện lực địa phương (cấp trung và hạ thế).
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM khẳng định: Việc phát sinh yêu cầu các dự án BĐS phải phù hợp với quy hoạch ngành điện ở trung và hạ thế của địa phương là điều vô lý, phát sinh thời gian, công sức của DN. Giảm tiến trình thực hiện dự án, trong khi các khu chung cư, căn hộ đều tiêu dùng điện sinh hoạt, không phải như các khu công nghiệp, chế xuất.
Ông Châu nhấn mạnh, trên thực tế, các công trình cấp điện chuyên dùng của khách hàng (hầu hết có công suất nhỏ, từ vài trăm kVA đến 1 ÷ 2 MVA nên không ảnh hưởng đến công suất nguồn điện của hệ thống) đều không có trong quy hoạch được duyệt do được thực hiện theo nhu cầu đăng ký mới của các nhà đầu tư. Trong khi lưới điện TP.HCM hay các địa phương khác hiện đang có độ dự phòng cấp điện lên đến trên 40% về mặt công suất và trên 50% về khả năng tải của các tuyến dây cấp điện.
Các dự án khi đề nghị cấp điện đều đã được cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng cho công trình chính, nghĩa là đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, cũng như phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của thành phố, trong đó bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, viễn thông, giao thông,…). Do đó, các chủ đầu tư có quyền được yêu cầu đảm bảo việc cung cấp điện để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xem xét điều chỉnh quy hoạch là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM việc quy định các chủ đầu tư dự án BĐS phải xác nhận sự phù hợp quy hoạch điện lực trong vòng 03 ngày làm việc đối với các dự án đã có trong quy hoạch chi tiết theo quy định tại Thông tư 33/2014/TT-BCT là chưa hợp lý và gây thêm những phát sinh không đáng có đối với các DN, chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu các chủ đầu tư phải lập thủ tục hiệu chỉnh bổ sung quy hoạch đối với các dự án chưa có trong quy hoạch chi tiết là việc của cơ quan Nhà nước, không phải việc của DN. Trong quá trình thực hiện, rất nhiều DN phải đi xin giấy phép cấp điện, cấp nước và vướng phải những thủ tục về sự phù hợp với quy hoạch thì vô hình chung có dự án thì mới có quy hoạch điện lực cấp trung và hạ thế.
HoREA cho rằng, việc quy hoạch điện lực trung và hạ thế ở những địa phương khác nếu chưa được thực hiện, đòi hỏi các DN phải dành thời gian và công sức để làm việc với các đơn vị điện lực địa phương. Nếu các dự án được phù hợp với quy hoạch thì đó cũng chỉ là các quy hoạch tạm thời, bởi vốn dĩ không có quy hoạch tổng thể, chi tiết trong thời gian qua.
Do đó, HoREA đề nghị quy hoạch điện lực trung hạ thế cần phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương. Không nên đòi hỏi DN phải đáp ứng những việc mà không thuộc trách nhiệm và quyền hạn của họ. Các dự án BĐS đã và đang được phê duyệt phù hợp với quy hoạch của địa phương, nếu cần phù hợp với quy hoạch của ngành điện, ngành nước, phòng cháy chữa cháy… thì DN có thể bị trì hoãn tiến độ, gây hiệu ứng không tốt đối với môi trường đầu tư.
Doanh nghiệp bất động sản bức xúc vì “ông điện, nước ngồi không hưởng lợi”
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho hay, toàn bộ chi phí thực hiện các công trình điện, nước (chiếm khoảng 2-3% chi phí đầu tư của dự án) do doanh nghiệp bất động sản (BĐS) bỏ ra buộc lòng phải phân bổ vào giá bán mà người tiêu dùng phải gánh chịu khi mua nhà. Hiển nhiên giá thành sản phẩm sẽ tăng lên. Đây là điều mà các chủ đầu tư không hề mong muốn bởi nó không chỉ gây khó khăn cho người mua mà còn làm nảy sinh nhiều bất lợi cho cả người bán.
HoREA đã nhiều lần báo cáo về việc các doanh nghiệp phát triển dự án BĐS đã phải đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống lưới điện trung thế, trạm biến thế, lưới điện hạ thế; hệ thống đường ống cấp nước sạch đến đồng hồ căn hộ; sau đó, bàn giao toàn bộ tài sản này cho công ty điện lực, công ty cấp nước sở hữu, vận hành, khai thác kinh doanh mà không được bồi hoàn.
Phản hồi của Tổng công ty Điện Lực
Tổng Công ty Điện lực TPHCM cho rằng, việc đầu tư hệ thống cấp điện là trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án BĐS vì theo quy định tại khoản 3 điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản thì chủ đầu tư “chỉ được phép bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi đã hoàn thành xong việc xây dựng nhà, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực”.
Tại khoản 3 điều 17 Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ quy định nghĩa vụ của chủ đầu tư cấp 1 là: “Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng khu vực xung quanh, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt”.

HoREA cho rằng, lập luận trên là chưa chuẩn bởi vì công ty điện lực hoạt động trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ điện phải tuân thủ theo Luật Điện lực 2004 là quy định pháp lý chuyên ngành điện.
HoREA cũng đưa ra được dẫn chứng để bác bỏ lập luận của đối tác. Theo đó, tại khoản 3 điều 11 về đầu tư phát triển điện lực đã quy định: “Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện” và tại khoản (2.c) điều 41 về nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện đã quy định: “Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật với bên mua điện”.
Tại khoản 3 điều 17 Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ quy định nghĩa vụ của chủ đầu tư cấp 1 là: “Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng khu vực xung quanh, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt”.
HoREA cho rằng, lập luận trên là chưa chuẩn bởi vì công ty điện lực hoạt động trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ điện phải tuân thủ theo Luật Điện lực 2004 là quy định pháp lý chuyên ngành điện.
HoREA cũng đưa ra được dẫn chứng để bác bỏ lập luận của đối tác. Theo đó, tại khoản 3 điều 11 về đầu tư phát triển điện lực đã quy định: “Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện” và tại khoản (2.c) điều 41 về nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện đã quy định: “Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật với bên mua điện”.
Từ những cơ sở trên, HoREA đề nghị công ty điện lực đầu tư toàn bộ hệ thống lưới điện đến đồng hồ từng căn nhà, căn hộ để bán điện cho người tiêu dùng, tương tự như cách làm của các doanh nghiệp điện thoại, truyền hình, internet, để người mua nhà không phải gánh chi phí bất hợp lý này.
Nguyễn Tuyền + Tổng Hợp