TPHCM Thành lập “Tổ Săn Bắt” Chủ Đầu Tư Yếu Kém !

Trước diễn biến ngày càng càng có nhiều tranh chấp giữa chủ đầu tư với người mua nhà, mà cuối cùng phần thiệt vẫn là người mua nhà, ngày 13/07/2016, UBND TP.HCM đã giao Sở Xây dựng thành lập Tổ công tác, phối hợp với các cơ quan chức năng, rà soát để chấn chỉnh lại thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua nhà.

“‘Nhẹ nhất” là chậm tiến độ vài tháng đến … vài năm (?!)

Dự án Tincom Pháp Vân – 6 năm mới nhô lên mặt đất

Bắt đầu đóng tiền mua nhà từ cuối năm 2009, nhưng mãi đến cuối năm 2015, dự án mới xây dựng xông tầng 1. Chán nản, mệt mỏi vì tốc độ “rùa bò” của dự án mà nhiều khách hàng đã quyết định kiếm chủ đầu tư đòi lại tiền. Nhưng cũng không dễ dàng chút nào.

Ông Trương Duy Nghĩa đóng tiền mua nhà từ năm 2009 và đến 11/2010 đã đóng được 1,354 tỷ đồng. Nhưng trước tình cảnh dự án không đúng tiến độ nghiêm trọng, đến tháng 05/2013, ông đã làm đơn yêu cầu chủ đầu tư trả lại tiền. Tuy nhiên, qua 4 lần chi trả, lần cuối vào 02/2014, tổng số tiền ông nhận được chỉ là 100 triệu đồng (!?)

du-an-tincom-phap-van-6-nam-chua-co-gi

du-an-tincom-phap-van

Dự án Cao Ốc Xanh – 10 năm đợi chờ

Điển hình là Dự án Cao Ốc Xanh Quận 9 TPHCM. Khách mua căn hộ đợi gần 10 năm chưa có nhà. Nên ngày 20/10/2015, hàng chục khách hàng đã đến trụ sở chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng số 8 (CIC8) tại quận Bình Thạnh để đòi nhà. Dự án được mở bán nhiều đợt, bắt đầu từ năm 2007 và đợt cuối cùng vào quý III/2012. Đa số khách hàng đã nộp tiền 70-95% giá trị căn nhà. Đến tháng 10/2015, ngoại trừ block C của dự án đã được bàn giao, tiến độ của block A và B vẫn ì ạch.

Dự án Cao Ốc Xanh dù đã thi công 10 năm nhưng vẫn chưa xong block A, block B
Dự án Cao Ốc Xanh dù đã thi công 10 năm nhưng vẫn chưa xong block A, block B

Dự án Tricom Tower – Khách hàng gồng gánh lãi cho chủ đầu tư

Để có tiền đóng cho chủ đầu tư, nhiều khách đã phải vay cả trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng từ ngân hàng. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong quá trình triển khai dự án đang khiến nhiều khách hàng phải sống trong cảnh “dở khóc, dở cười”, tiến thoái lưỡng nan trong cơn bĩ cực.

Trong bản giới thiệu về dự án này, chủ đầu tư có đặc biệt nhấn mạnh dự án sẽ hoàn thành vào quý III/2012. Tuy nhiên, trái với những cam kết về một dự án BĐS hạng sang, “tầm vóc quốc tế” với thiết kế độc đáo cùng với dịch vụ hoàn hảo, Tricon Tower đang lại đang cho thấy sự chậm chạp và ì ách trong quá trình triển khai.

“Tầm vóc quốc tế” chưa thấy đâu nhưng có một thực tế mà khách hàng của dự án này đang phải hứng chịu là những khoản lãi hàng ngày họ phải trả. Số tiền 263.000 USD cho một căn hộ có diện tích 156,88m2 là số tiền không nhỏ và để có số tiền đó, nhiều người đã phải chấp nhận đi vay với lãi suất cao.

khach-hang-phan-doi-tai-du-an-tricon-tower

 

Dự án căn hộ Hattoco – chừng nào bán được mới trả lại tiền (?!)

Dự án Hattoco được  công ty Ba Đình là chủ đầu tư triển khai từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa xong. Tiến độ xây dựng “rùa bò” và chậm bàn giao nhà nhiều năm, song chủ đầu tư vẫn “dọa” thanh lý hợp đồng đối với khách hàng nếu không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đóng tiền. Trong thông báo trên, Công ty Ba Đình nhấn mạnh “sẽ hoàn trả lại tiền cho khách hàng sau khi bán được căn hộ cho khách hàng khác có nhu cầu. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày bán căn hộ, công ty sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết để nhận lại tiền”.

Với những gì chủ đầu tư đã vi phạm, nhiều khách hàng lo ngại, liệu số tiền họ nộp cho Công ty Ba Đình tới đây có được sử dụng đúng mục đích? Cơ sở nào để khách hàng tin tưởng tới đây họ sẽ nhận nhà đúng như lịch Công ty Ba Đình cam kết?

chung-cu-hattoco

 

 … đến nặng hơn là xây dựng trái phép, bị buộc tháo dỡ

Đó chính là trường hợp của dự án 8B Lê Trực. Chủ đầu tư đã bất chấp pháp luật, không thực hiện đúng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc theo giấy phép xây dựng, đồng thời không thực hiện các yêu cầu của các cơ quan quản lý trật tự xây dựng đô thị. Vì lợi nhuận đã xây thêm 16m (tương đương 4 tầng ).

toa-nha-Le-Truc
Tòa nhà Lê Trực

Đây không phải là trường hợp đầu tiên xây vượt quá giấy phép xây dựng. Trước đó là có vụ tòa nhà số 4 Đặng Dung (Ba Đình, Hà Nội) cao 23 tầng, trong đó xây vượt phép 13 m (tương đương 4 tầng) đã phải tự phá dỡ khoảng 11 m, sau chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.

toa-nha-so-4-dang-dungtoa-nha-so-4-dang-dung

Tòa Nhà Số 4 Đặng Dung

 

Tòa nhà 221-223 Bạch Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) từng xây dựng 12 tầng, vượt giấy phép 5 tầng và đã bị cưỡng chế cắt ngọn xuống còn 8 tầng.

toa-nha-bach-mai

Tòa nhà Bạch Mai

“Chúng ta xử rất nhiều công trình vi phạm, thế nhưng vẫn để xảy ra trường hợp nhà 8B Lê Trực. Giờ không cần biện pháp gì mới lạ, cứ đúng quy định mà làm thôi. Sai chỗ nào cắt chỗ đấy, xây sai 16 m cắt đi 16 m, không giật cấp thì yêu cầu giật cấp. Biện pháp khá đơn giản”, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.

Quyết bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, tạo sự sự minh bạch, tin tưởng cho thị trường

Theo đó, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Văn phòng Đăng ký Đất đai, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), UBND các quận huyện nghiên cứu phương án đăng tải công khai, minh bạch thông tin về các dự án đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các website của đơn vị, nơi công cộng… hạn chế tối đa thiệt hại do thiếu thông tin của người giao dịch.

thi-truong-bat-dong-san-se-co-su-thanh-loc-manh
Thị trường bất đông sản sẽ có sự thanh lọc mạnh

 

UBND Thành phố cũng giao các quận huyện chủ động xử lý tranh chấp phát sinh giữa các bên: chủ đầu tư, người mua nhà, tổ chức tín dụng nhận thế chấp dự án tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của các bên; đảm bảo quyền lợi chính đáng của người mua nhà.Ngoài ra, Sở Xây dựng chủ trì cùng với các sở Tư pháp, Tài nguyên – Môi trường, Cục thuế, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, Văn phòng đăng quyền sử dụng đất, UBND các quận huyện… tổng rà soát các dự án bất động sản trên địa bàn về cơ sở pháp lý, tiến độ thực hiện, có hay không thế chấp dự án trái phép, lưu ý phân loại các dự án đã thế chấp ở ngân hàng để xử lý trước, tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến tranh chấp giữa chủ đầu tư – người mua nhà – ngân hàng; có phương án giải quyết nợ vay, tài sản đảm bảo để vay… báo cáo UBND Thành phố phương án giải quyết hiệu quả.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban ngành trên căn cứ Công văn 1184 ngày 14-4-2016 của Bộ Tư pháp và Công văn 2317 ngày 17-5-2016 của UBND TP.HCM, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất tại các dự án nhà ở trên địa bàn, không để xảy ra xung đột quyền lợi giữa các bên chủ đầu tư, người mua nhà và tổ chức tín dụng.

Chỉ đạo của UBND TP.HCM được xem là động thái kịp thời để “gạn đục khơi trong”, lấy lại niềm tin cho thị trường trong bối cảnh một số doanh nghiệp bất tín đã gây nhiễu loạn thời gian gần đây.

Bản thân người mua nhà làm gì để tự bảo vệ mình ?

  1. Chọn lựa chủ đầu tư có uy tín, vốn đầu tư mạnh trên thị trường. Hiện tại ở phân khúc cao cấp thì có chủ đầu tư VinGroup hoặc  Phú Mỹ Hưng. Ở phân khúc trung cấp có  Tập đoàn Hưng Thịnh, hay Novaland. Đây là 2 tên tuổi mới nổi và tạo được nhiều uy tín lên trên thị trường BĐS TPHCM. Cả 2 chủ đầu tư này đều thành công trong phân khúc căn hộ trung cấp với giá khá mềm, chỉ khoảng 20 – 23 triệu/k2. Nếu như Novaland theo đuổi chiến lược đầu tư trên diện rộng, dàn trải (hơn 16 dự án trong năm 2016) thì tập đoàn Hưng Thịnh chọn cách đầu tư tập trung chỉ 2-3 dư án trong năm nay, chẳng hạn dự án căn hộ Richmond City Nguyễn Xí quận Bình Thạnh với 1 mặt view sông vừa được chào bán 07/2016.
  2. Tìm hiểu kỹ càng pháp lý dự án, yêu cầu chủ đầu tư cho xem giấy phép xây dựng, đối chiếu với thực tế, ghi trong giấy phép xây dựng.
  3. Yêu cầu chủ đầu tư cho xem giấy bảo lãnh của ngân hàng.
  4. Đọc kỹ hợp đồng, đặt biệt vấn đề nếu vi phạm xảy ra sẽ được giải quyết như thê nào.

Tổng Hợp